TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ- YANGON, MYANMAR
Được sự đề xuất của Hội đồng Anh Việt Nam và lời mời của Giám đốc giáo dục - Hội đồng Anh Myanmar, Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang (KVC) đã cử Thạc sĩ Huỳnh Hồng Mai - Cố vấn Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế của trường tham dự Hội thảo tại Yangon-Myanmar với chủ đề "Tăng cường sự tham gia của khu vự tư nhân trong phát triển kỹ năng và đào tạo nghề ở Myanmar" diễn ra trong ngày 26 tháng 02 năm 2017, tại thành phố Yangon, Myanmar. Sự kiện này được tổ chức bởi Phòng Thương mại & Công nghiệp Myanmar(UMFCCI) hợp tác với Chính phủ (các Bộ) với sự hỗ trợ của tổ chức GIZ và Hội đồng Anh.Tham gia đoàn Việt Nam còn có đối tác của trường là Thạc sĩ Phạm Xuân Hải- Phó Tổng giám đốc Cty Sài Gòn- Phú Quốc Resort&Spa (SGPQ)
Hội thảo có khoảng 80 đại biểu tham gia là đại diện của khu vực tư nhân ở Myanmar, gồm các chủ doanh nghiệp, doanh nhân, cơ sở đào tạo, các hiệp hội kinh doanh tại Myanmar; lãnh đạo các bộ Giáo dục, bộ Lao động-Nhập cư và dân số, bộ Công nghiệp; cơ quan thông tấn báo chí…
Hội thảo nhằm mục tiêu tạo nền tảng cho khu vực tư nhân (đa quốc gia, quốc gia và địa phương) để làm nổi bật, thảo luận và chia sẻnhững đối tác đã thực hành tốtmô hìnhhợp tác ở chính Myanmar hoặc tạicác quốc giatương tự(Việt Nam). Qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng,khuyến khích các mô hình nhằm gia tăng sự tham gia của chủ sử dụng lao động trong dạy nghề và phát triển kỹ năng ở Myanmar.
Với sự chuẩn bị chu đáo từ 2 tuần trước và qua một ngày làm việc tập trung, hội thảo đã đạt đươc kết quả như mong đợi, đó là: cùng trao đổi kiến thức và các trường hợp thựctếvề cách thứcdoanh nghiệp công nghiệp đã tham gia vào phát triển kỹ năngvà đào tạo nghề của Myanmar, chia sẻbài học từcác kết quả thành côngtrong đào tạo nghề và phát triển kỹ năng của Công ty Myan Shwe Pyi Tractors và Trung tâm đào tạo nghề Hilton ở Naypyitaw, mô hình đào tạo kỹ năng trong nội bộ các công ty Xây dựng thuộc Hiệp hội doanh nghiệp xây dựng Myanmar. Hội thảo cũng là sự kiện khởi động cho quá trình phát triển chiến lược của Phòng Thương mại - Công nghiệp Myanmarvề tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong đào tạo nghề và phát triển kỹ năng ở Myanmar, xây dựng vai trò và hoạt động của khu vực tư nhân trong hệ thống dạy nghề của Myanmar.
Tại hội thảo, các khách mời cùng chia sẽ với đại biểu tại hội thảo 4 mô hình: Mô hình kết nối đào taọ nghề tại Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam của công ty Điện tử Schneider; Mô hình kết nối đào tạo nghề của công ty Dầu và gas của Anh tại Myanmar; Mô hình phát triển kỹ năng để duy trì và cải tiến thực thi nhiệm vụ của công ty Dịch vụ thuốc lá Anh Mỹ, chi nhánh Myanmar và Mô hình của Việt Nam trong việc kết nối 3 bên giữa cơ sở đào tạo nghề: trường KVC- Doanh nghiệp SGPQ và đối tác kỹ năng của Anh (Westsminter Kingsway College-WKC.
Mô hình kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo nghề và phát triển kỹ năng của Việt Nam được các đại biểu quan tâm với hơn 20 câu hỏi nhằm làm rõ các nội dung chính như: Vì sao 3 bên kết nối được với nhau; thời gian và nội dung hợp tác; vai trò của từng bên trong quan hệ hợp tác; kết quả của sự hợp tác 3 bên và ảnh hưởng của kết quả hợp tác này. Để làm rõ các nội dung trên, taị Hội thảo đại biểu của trường đã giới thiệu tiềm năng định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang và đảo Phú Quốc, nhu cầu phát triển nhân lực du lịch của tỉnh, năng lực đào tạo của trường và một số nét mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang với sứ mệnh đào tạo nghề, đang được nhà nước tập trung đầu tư thành 1 trong 45 trường nghề chất lượng cao với cơ sở vật chất hiện đại, đang mở rộng quan hệ đối tác quốc tế với viện trường các nước để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Sứ mệnh của trường đã phù hợp với nhu cầu cấp bách đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật ngành du lịch chất lượng cao của Công ty SGPQ. Điều này cũng phù hợp sứ mệnh phổ biến, chuyển giao công nghệ đào tạo nghề du lịch đẳng cấp thế giới của Hội đồng Anh và WKC, chính vì nhu cầu đó mà ba bên chọn nhau sau khi thảo luận thống nhất về kế hoạch hợp tác. Thời gian hợp tác là 1 năm nhưng kết quả và tác động của dự án đến nay vẫn tiếp tục triển khai tại trường KVC. Trong mối quan hệ hợp tác 3 bên, WKC có vai trò khảo sát thực trạng và nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường KVC, đào tạo giáo viên nguồn, đào tạo kỹ năng mềm cho HSSV, hướng dẫn mô hình hoạt động doanh nghiệp xã hội, hướng dẫn trường KVC cách kết nối với doanh nghiệp… Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang đóng vai người tiếp nhận công nghệ đào tạo, rà soát cập nhật chương trình, cập nhập kiến thức và kỹ năng một số mô đun của nghề du lịch và kế toán doanh nghiệp, thực hiện kết nối doanh nghiệp trong tuyển sinh hợp tác đào tạo nghề tại công ty SGPQ, công ty Cơ khí Kiên Giang. Doanh nghiệp đã tham gia cùng trường trong tư vấn tuyển sinh, góp ý cho chương trình đào tạo, tham gia đào tạo thực hành, cung cấp học bổng, phỏng vấn tuyển dụng, đánh giá kỹ năng nghề… Người học được học trên trang thiết bị và điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, kết quả là tất cả sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm và tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài.
Từ hợp tác này, đội ngũ viên chức giáo viên KVC đã được nâng tầm, uy tín của trường được nâng lên, trường phát triển hơn 20 đối tác quốc từ UK, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Philippine… tạo cơ hội trao đổi giảng viên và sinh viên Việt Nam với các viện trường nước ngoài nhằm hợp tác phát triển kỹ năng và đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học giúp người học đáp ứng hội nhập ASEAN và thế giới.
“Hội đồng Anh Việt Nam đánh giá cao kết quả làm việc của đoàn KVC, ban tổ chức nhận xét phần trình bày của đoàn tại hội thảo rất thu hút, đưa ra được mô hình hay để các bạn Myanmar tham khảo. Mô hình hợp tác của nhà trường và doanh nghiệp cũng đã được Bộ trưởng Giáo dục Myanmar nhắc đến trong bài phát biểu tổng kết. Thông qua những hoạt động như vậy đã góp phần tạo dựng niềm tự hào cho nhà trường và Việt nam trên diễn đàn quốc tế” (chi.nguyen@britishcouncil.org.vn)
Huỳnh Hồng Mai
Một số hình ảnh hội thảo: